Bức tranh sáng cho ngành tiêu dùng nhanh FMCG cuối năm 2021
Bất chấp với việc phải đối đầu với làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư với những diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn, ngành bán lẻ FMCG tại Việt Nam nửa đầu năm 2021 vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ so với 2 năm trước, được thúc đẩy bởi sự gia tăng sản lượng tiêu thụ với lý do hành vi người tiêu dùng thay đổi.
Sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng đã đẩy nhanh quá trình tiến hóa của ngành tiêu dùng, đưa các thương hiệu tiến vào cuộc chơi đào thải mạnh mẽ, lựa chọn cho mình màu sắc sáng hoặc xám tùy vào độ nhạy bén thích ứng thị trường. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng tạp hóa đang trở lại mức trước đại dịch, mang lại một cuộc chơi ngang bằng với các đối thủ khác.
Thị trường FMCG tăng trưởng cả về giá trị và khối lượng tiêu thụ
Thị trường FMCG tính tới hiện tại đang quay trở lại đà tăng trưởng trước COVID-19 cả về giá trị và khối lượng tiêu thụ. Thế nhưng, so với cùng kỳ năm trước, cũng tại thời điểm chịu tác động của đại dịch thì người tiêu dùng đang có xu hướng giảm chi tiêu cho hàng tiêu dùng nhanh. Mặc dù vậy, nhìn chung sức mua vẫn cao hơn 2 năm trước đó, với mức tăng hơn 10%.
Thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Tần suất mua hàng tại các kênh truyền thống đang có sự sụt giảm và chuyển đổi mua sắm, sử dụng trực tuyến tăng cao.
Sức tăng trưởng của thị trường FMCG cũng có thể nhìn thấy từ số liệu cập nhật mới đây của Tổng cục Thống kê. 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 1,1%).
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm nay ước đạt 1.985,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,6%).
Tiêu dùng trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ
Theo Sách trắng Thương mại điện tử 2021, doanh thu thương mại điện điện tử B2C cũng liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Cụ thể, nếu như năm 2016, con số này mới chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước.
Báo cáo kinh tế internet khu vực Đông Nam Á của Google dự báo thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt khoảng 29 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng 34% so với năm 2020.
Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người với giá trị mua sắm mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77%.
Ngành hàng FMCG nổi bật
Ngành hàng thực phẩm đóng gói được tiêu thụ online nhiều nhất với 52%, trong đó các sản phẩm ăn vặt đang tăng trưởng rất tốt vào mùa dịch, chủ yếu được thúc đẩy bởi khối lượng tiêu thụ nhiều hơn. Điều này mang lại cơ hội lớn cho các nhà sản xuất tiếp nối đà tăng trưởng bằng cách tạo ra và nắm bắt các dịp tiêu dùng mới tại nhà.
Các hàng hóa dịch vụ khác được người tiêu dùng lựa chọn mua online nhiều còn có quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%); thiết bị đồ dùng gia đình (33%)…
Doanh nghiệp nắm bắt thời cuộc như thế nào?
Chi tiêu cho FMCG dự kiến sẽ tiếp tục tăng với các dịch vụ sản phẩm mới trong giai đoạn 2020 – 2025. Người tiêu dùng Việt có sự thay đổi rõ rệt trong việc ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, nấu ăn và vệ sinh tẩy rửa cũng như sự dịch chuyển các hoạt động thường ngày ở bên ngoài vào trong nhà. Theo đó, Thực phẩm là ngành hàng tăng trưởng rất tốt trong cuối năm nay và có phần chiếm ưu thế hơn trên các bảng xếp hạng đầu năm 2022.
Việc của Doanh nghiệp là phải nắm bắt được nhu cầu, kỳ vọng và những vấn đề cần giải quyết của khách hàng, trong đó, yếu tố thuận tiện điều kiện cần phải có. Thêm vào đó, mức độ tiếp cận người tiêu dùng là yếu tố then chốt, là điều kiện đủ để phát triển và đứng vững trên thị trường.
Như vậy:
- Việc gia tăng số lượng người tiêu dùng sẽ duy trì tầm quan trọng cho việc thúc đẩy tăng trưởng của các thương hiệu
- Việc cải tiến sản phẩm đóng vai trò chủ lực để thu hút những người mua mới.
Đó cũng chính là điểm chung mà các Top thương hiệu tăng trưởng mạnh năm 2020 đã thực hiện và duy trì.
Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ khiến cho “miếng bánh” thị phần thay đổi liên tục như cái tên của nó: Marketing = Market + ing, sự vận động và biến đổi không ngừng của thị trường. Chính vì vậy, để trụ vững, các thương hiệu phải không ngừng rèn luyện khả năng “đọc trận” hay nói cách khác là sự thấu hiểu sâu sắc về thị trường mà mình đang chinh chiến từng giờ, từng phút.
Thai Thu Marketing – Tư vấn giải pháp cho Doanh nghiệp dựa trên việc phân tích các con số và thực tiễn của nhu cầu thị trường tương ứng với khả năng đáp ứng của sản phẩm. Từ đó đưa ra các phương án chiến lược về dịch vụ digital marketing, làm chủ chuyển đổi số để bạn chiến thắng những bài toán khó.
Thai Thu Marketing với vai trò là phòng marketing thuê ngoài phục vụ cho chính doanh nghiệp của bạn, đồng lòng cùng Doanh nghiệp thực hiện những mục tiêu.
Liên hệ:
Công ty TNHH Truyền thông và Giải trí Thái Thu
Giải pháp Marketing - Truyền thông trọn gói - Phòng Marketing thuê ngoài
Địa chỉ: 11/33 Nguyễn Trường Tộ, Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế
Hotline: 0935 240 687