Không bao giờ là quá sớm để dạy con quản lý tài chính!
Giáo dục quản lý tài chính cho trẻ là việc mà cha mẹ nên thực hiện càng sớm càng tốt. Điều này giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền và hình thành ý thức tiết kiệm để tránh lãng phí tiền bạc sau này.
Nếu bạn không cho trẻ học quản lý tài chính ngay từ nhỏ, sẽ vô tình khiến trẻ hình thành những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Theo một nghiên cứu của Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, thói quen tài chính của trẻ bắt đầu hình thành từ khi trẻ 7 tuổi, điều này nhắc nhở các bậc cha mẹ phải bồi dưỡng trí thông minh tài chính cho trẻ ngay từ độ tuổi này.
Vì vậy, cha mẹ cần con cho tham gia các lớp tài chính thiếu nhi, giúp trẻ định hình vai trò đúng đắn, hiểu rõ giá trị của đồng tiền, nhất là ngay từ khi bắt đầu sử dụng đồng tiền để biết cách quản lý và tiêu tiền.
Dạy con cách tự “kiếm tiền”
Hầu hết các bậc cha mẹ đều có thói quen tùy ý cho con tiền tiêu vặt theo ý muốn của chúng. Đây được coi là một thói quen xấu mà cha mẹ nên bỏ. Nếu bạn cho con tất cả số tiền chúng muốn, bạn sẽ tạo cho con thói quen trì trệ, ỷ lại và thiếu hiểu biết về giá trị của những đồng tiền vất vả mới kiếm được. Để giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ, cha mẹ nên dạy con cách thực sự “kiếm tiền”.
Theo Thạc sĩ Thái Thu - Trainer & Business Coach, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy các khóa tài chính trẻ em cho biết: Nếu con kiếm được tiền một cách hợp pháp, không vi phạm đạo đức, không ảnh hưởng đến việc học hành thì đó là điều tuyệt vời, cha mẹ nên khuyến khích việc đó. Thạc sĩ Thái Thu cho rằng, để dạy con kiếm tiền chân chính, cha mẹ cần chú ý những nguyên tắc sau:
Đừng trả tiền khi con làm việc nhà
Thạc sĩ Thái Thu giải thích việc biến việc nhà thành công việc kiếm tiền cho trẻ khiến trẻ cảm thấy mình không phải có trách nhiệm với gia đình. Điều này càng làm gia tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, khiến cha mẹ vô tình trở thành ông chủ và con cái làm công nhân. Ngoài ra, việc bắt con làm việc nhà sẽ khiến trẻ nghĩ rằng việc nhà là của bố mẹ, bố mẹ trả thì con sẽ làm và ngược lại.
Thạc sĩ Thái Thu cũng đưa ra một số cách mà phụ huynh có thể áp dụng như: cho con đi làm thêm, làm đồ thủ công như làm thiệp, đồ handmade...; tìm cho con làm gia sư cho người quen,... để trẻ hiểu rằng muốn kiếm được tiền thì phải làm việc chăm chỉ, để trẻ trân trọng giá trị của đồng tiền hơn, vì đây là đồng tiền do chính sức lao động của mình kiếm được. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp trẻ hình thành ý thức tiết kiệm và tiêu tiền một cách có kiểm soát.
Dạy con bạn cách tiết kiệm và sắp xếp tiền tiết kiệm
Tiết kiệm là một trong những điều giúp việc quản lý tài chính trở nên hiệu quả. Bà Neale S. Godfrey, Giám đốc điều hành của The First Children's Bank - Mỹ, cho rằng để trẻ hiểu và có ý thức tiết kiệm, cha mẹ nên giúp con lập ngân sách và phân loại chính xác.
Bà Godfrey giới thiệu mô hình “4 lọ”, mỗi lọ được dán nhãn với một ý nghĩa cụ thể:
- "Save": Tiết kiệm tiền (30%) cho một mục đích cụ thể.
- “Invest”: Để bé đầu tư tiền cho một mục đích nào đó (30%).
- “Donate”: Cho tiền những người khó khăn hơn mình (10%).
- "Spend": Số tiền chi tiêu thoải mái (30%).
Mỗi khi trẻ nhận được một số tiền nào đó như tiền thưởng học tập, tiền sinh nhật, lì xì… mẹ hãy hướng dẫn trẻ phân số tiền đó vào 4 lọ. Đừng quên nói cho con biết thứ tự ưu tiên của các phần, tiền hết phần này sẽ không chuyển sang phần kia và ngược lại.
Dạy con bạn rằng tiết kiệm là một phần của kế hoạch dài hạn, chuẩn bị cho các kế hoạch như trường học và chăm sóc sức khỏe, và chi tiêu là một phần để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cuộc sống. Bằng cách này, cha mẹ giúp con hiểu và làm quen với việc tiết kiệm tiền.
Ban đầu có thể khó khăn, nhưng theo thời gian, trẻ sẽ trở nên chủ động hơn trong việc quản lý ngân sách và chi tiêu một cách khôn ngoan.
Dạy trẻ nhận ra nhu cầu của bản thân
Tâm lý và tính cách của trẻ em luôn muốn mua bất cứ thứ gì chúng muốn. Điều này có thể biến trẻ em thành những người tiêu dùng cảm tính, không nhận thức được nhu cầu của chính mình.
Điều bạn cần làm là nên dạy cho trẻ cách lập danh mục món hàng cần mua sắm, đồng thời giúp trẻ phân biệt giữa 2 khái niệm “muốn” và “cần”. “Cần” là những thứ bắt buộc phải có để đáp ứng cho nhu cầu tồn tại, còn “muốn” là những thứ không phải thiết yếu. Khi trẻ đòi hỏi thứ gì, bạn nên hỏi: đây là thứ con muốn hay con cần.
Theo một nghiên cứu của Đại học North Carolina State và Đại học Texas, dạy cho trẻ em quản lý tài chính là chìa khóa then chốt để nuôi dưỡng trẻ. Hãy tập cho con thói quen nói “không’ với những khoản chi tiêu không thiết yếu và đặt ưu tiên tiêu dùng cho những thứ quan trọng tại một thời điểm cụ thể. Với kỹ năng này, trẻ sẽ dần xây dựng được sự an toàn về vấn đề tiền bạc, từ đó quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bạn nên nhắc con ghi lại danh sách đã chi tiêu trong tháng để trẻ xem lại số tiền mình đã dùng, từ đó giúp trẻ lên kế hoạch chi tiêu hợp lý nhất cho những tháng sau.
Trao cho con kiến thức về quản lý tài chính chưa bao giờ là quá sớm, bởi điều này có thể mang đến cho trẻ một khởi đầu tài chính tốt trong tương lai. Nếu bạn đang loay hoay chưa biết làm thế nào để dạy con cách thức quản lý tài chính một cách khoa học, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận hướng dẫn chi tiết.
-------------------------------------
Thai Thu Marketing - Agency Marketing hàng đầu miền Trung
Chuẩn thương hiệu, vững niềm tin!
Add: Căn Shophouse SH11, Toà nhà The Manor Crown, 62 Tố Hữu, P. Xuân Phú, TP. Huế
- VPĐD Nghệ An: Đông Hồng, Đông Hiếu, TX Thái Hòa
- VPĐD Quảng Bình: Vĩnh Ninh Quảng Ninh Quảng Bình
Hotline: 0985 944 994